Tượng đài
Tôi đã may mắn được đến một số bảo tàng lớn trên thế giới, ở châu Âu, châu Á và châu Phi; nhưng chưa lần nào cảm xúc đặc biệt trào dâng như khi đến thăm Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, ngắm nghía, nghĩ suy, hồi tưởng về những hiện vật, gian trưng bày, xem những thước phim tư liệu mộc mạc, giản dị, chân chất mà vô giá...
Và thấy, tượng đài các mẹ, dẫu luôn khắc ghi, sâu đậm trong trái tim những thế hệ người Việt, nhưng vẫn cần thiết hiện diện một cách sừng sững, ý nghĩa,... để nhiều người tận thấy, mặc cho các mẹ luôn âm thầm, nhẫn nại chịu đựng những mất mát, hy sinh không thể nào bù đắp!
Và nghĩ khác!
Tôi viết vội vã như vậy, và đăng kèm những tấm ảnh toàn cảnh tượng đài, hiện vật về cụm di tích lên Facebook. Những tấm ảnh về chiếc gậy, cái nồi, mâm nhôm, vòng đeo cổ, khăn quàng, áo,... của các Mẹ Việt Nam Anh hùng. Những bức ảnh về hũ gạo nuôi quân. Những bức ảnh chân dung các mẹ...
Trong số các ý kiến bình luận, có ý kiến của một đồng nghiệp tiền bối, đáng chia sẻ. Ý kiến rằng: “Rất xúc động! Tuy nhiên phải nói câu này: “Nếu một quốc gia còn nghèo, kinh tế chưa phát triển mà chi quá nhiều tiền vào làm tượng đài và bảo tàng thì đó chẳng khác nào một người say sưa với quá khứ mà ít quan tâm đến hiện tại và tương lai”. Tượng đài vĩ đại bền vững và ý nghĩa nhất là tượng dựng trong lòng người dân”.
Và tôi trả lời: “Cảm ơn bác. Có nhiều cách tiếp cận, có những tượng đài, bảo tàng là thực sự cần thiết... Và có cả những cách kiếm tiền từ các công trình thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề ạ. Bản thân em khi chưa đến thăm, cũng có những suy nghĩ khác nhất định ạ...”.
Anh đồng nghiệp tiếp mạch: “Anh có cảm giác rằng, chúng ta vội xây dựng những tượng đài vì sợ rằng con cháu chúng ta sẽ không nhớ và không xây nữa. Càng xây, chúng ta càng làm con cháu chóng quên và tượng đài trong lòng chúng càng chóng mai một”.
Tôi trả lời dè dặt, trước những trăn trở, nghĩ suy của anh, vì muốn đất nước phát triển tốt đẹp, bền vững hơn. Rằng: “Có những tượng đài như vậy ạ. Có những suy nghĩ và thực tế như vậy ạ. Theo em nghĩ vậy. Nhưng với tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng thì không ạ...”.
Và rồi anh kết luận: “Nhất trí với chú. Anh nghĩ, tượng đài về những người mẹ thì trong mỗi đứa con đã có sẵn rồi và Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng thì dân tộc nào cũng cần phải dựng”...
Những sự sẻ chia, đồng cảm ấy tôi để chế độ mở. Như một cách hiểu hơn về cách tiếp cận về một vấn đề nào đó, như một sự góp tiếng nói bé nhỏ. Để bản thân mình luôn phải thấy và thấu hiểu rằng, quá khứ, để tận thấy và trân trọng, dù chỉ là qua những thước phim, hiện vật sống động đầy tiếng nói, những câu chuyện kể... Chứ nhất quyết không phải là những sự nghe thiếu kiểm chứng, thậm chí chỉ vội vã hóng hớt, thoạt đọc đã bình luận, phê phán, lên án.
Bởi, có những tượng đài, ngay cả khi đã được tạc trong lòng nhiều người (không phải tất cả), nhiều thế hệ tiếp nối nhau; nhưng vẫn cần những tượng đài có thể nhìn thấy thật sự được dựng lên. Để không chỉ là ghi dấu công ơn, nhắc nhớ lịch sử, giáo dục truyền thống..., mà còn là điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa, góp phần giúp tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước./.
5 September 2023
Chân dung và đối thoại
Thầy hiệu trưởng và “bữa cơm bán trú cho em”
(28/10/2024 09:27:17)
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Ra đi để trở về
(11/10/2024 11:14:58)
Thầy giáo 20 năm “gieo chữ” dưới chân núi Ngọc Linh
(26/06/2024 13:40:26)
Chủ tịch Nay Y Phú và dấu ấn đổi thay trên đại ngàn Lắk
(14/06/2024 16:49:32)
Tấm gương sáng trong đồng bào Khmer
(24/04/2024 10:30:26)
Tản văn
Những ngày hè cháy khát
(11/07/2024 20:35:42)
Nguồn cội…
(29/04/2024 10:22:58)
Vết sẹo
(17/04/2024 17:02:17)
Chuyện xưa - ngẫm nay
Xanh vỏ đỏ lòng
(11/10/2024 09:55:04)
Đừng để tay trái biết việc làm của tay phải
(25/09/2024 16:51:36)
Chuyện ảnh
Người Hà Nội dọn nhà sau bão, lũ
(16/09/2024 10:29:01)
Những làng nghề làm cói ở Kim Sơn
(27/08/2024 16:54:36)
Lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh để bảo vệ biển đảo Trường Sa
(12/08/2024 11:29:35)
Các bài cũ hơn
Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
(19/11/2024 11:25:43)
Hội thảo “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
(13/11/2024 10:24:45)
Đi tìm tên cho một “liệt sĩ đặc biệt”
(10/11/2024 20:31:14)