Lan man ở lòng hồ…
Dũng MinhTrong khung cảnh khoáng đạt, mộng mơ, sơn thủy hữu tình ấy, anh Trương Văn Quang - Phó chánh văn phòng huyện ủy Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - giới thiệu khái lược về những đặc sắc của lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang, nhất là trên địa bàn huyện Lâm Bình. Về những tiềm năng du lịch chưa được khai thác đúng mức. Cả những hy vọng về tương lai của “ngành công nghiệp không khói” sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện có những bước phát triển mới...
Anh Ma Công Khâm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình - cũng bổ sung vài câu chuyện thú vị về những cũ xưa chìm sâu dưới lòng hồ, về tiềm năng du lịch mà xã đang khai thác tốt, với khoảng 20 hộ gia đình đầu tư và làm du lịch, nhất là homestay, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Tiếc là dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực khiến hoạt động nghỉ dưỡng, tham quan lòng hồ chỉ diễn ra cắc bụp theo diễn biến trồi sụt của việc có thực hiện giãn cách, hạn chế hay không...
Thuyền dừng ở một vài điểm đến kỳ thú trong hành trình ngắn ngủi. Đến đâu, anh Quang, anh Khâm cũng vui vẻ, hào hứng, nhiệt tình giới thiệu những gì nổi bật nhất. Nào dưới hút sâu lòng hồ, cách chừng 30m nước xanh văn vắt, trước đó là đồng ruộng, nhà cửa, là nơi người dân sinh sống. Nào là ở khu vực Phủng, nhiều người hay gọi là “bãi cọc Bạch Đằng”, vì có nhiều cây khô khá to giữ nguyên đó.
Rồi ở vũng nước của thác Khuổi Nhi có những đàn cá nhỏ bám vào người như cá mát-xa nhập ngoại khiến du khách vô cùng thích thú. Điều đặc biệt là dù có mưa bão tràn ngập thì cá cũng chưa bao giờ xuôi theo dòng nước xuống lòng hồ. Lạ nữa là càng lên tầng thác cao hơn, cá càng to hơn, nhiều hơn...
Tôi leo lên tầng 2 của con thuyền. Một mình thả hồn theo mênh mông đất trời, mát xanh núi đồi, lao xao sóng nước. Bất giác nhớ chuyện ban nãy, khi anh Quang thuyết phục nhà thuyền đi bằng được qua khe giữa 2 “hòn đảo” trên lòng hồ để du khách hình dung, tưởng tượng ra rằng nhìn ở phía này thì “hòn đảo” y hệt hình con rùa còn ở phía khác, phía con thuyền cố gắng đi qua khi nước hồ xuống thấp, nó lại nhìn như một người đang “thoát xác”.
Lúc ấy, tôi có hỏi đùa Quang rằng, đã nhìn thấy người “thoát xác” bao giờ chưa? Quang cười, rồi mô tả đại ý rằng đó là người đang cố gắng vùng vẫy để thoát ra khỏi khối nặng nề gì đó đang kìm kẹp, đè nén...
Một mình trên tầng 2 con thuyền nhỏ nhoi giữa lòng hồ như chốn bồng lai tiên cảnh, tôi chợt mỉm cười một mình nghĩ vẩn vơ rằng, hình thù một “hòn đảo” thôi, phía này nhìn giống con rùa, hướng khác nhìn như một người đang cố vùng vẫy “thoát xác” chỉ là do góc nhìn và sự tưởng tượng, hình dung thôi mà.
Đá rõ ràng, mơ màng hình thù thế, chỉ một góc nhìn, vài phút di chuyển là đã khác rồi, nữa là lòng người thăm thẳm ai biết mà đo, mà thấu. Thảo nào mà đã có câu đúc kết quen thuộc rằng, “sông sâu mười thước dễ đo, con người một thước không đo nổi lòng!”.
28 August 2023
Chân dung và đối thoại
Thầy hiệu trưởng và “bữa cơm bán trú cho em”
(28/10/2024 09:27:17)
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Ra đi để trở về
(11/10/2024 11:14:58)
Thầy giáo 20 năm “gieo chữ” dưới chân núi Ngọc Linh
(26/06/2024 13:40:26)
Chủ tịch Nay Y Phú và dấu ấn đổi thay trên đại ngàn Lắk
(14/06/2024 16:49:32)
Tấm gương sáng trong đồng bào Khmer
(24/04/2024 10:30:26)
Tản văn
Những ngày hè cháy khát
(11/07/2024 20:35:42)
Nguồn cội…
(29/04/2024 10:22:58)
Vết sẹo
(17/04/2024 17:02:17)
Chuyện xưa - ngẫm nay
Xanh vỏ đỏ lòng
(11/10/2024 09:55:04)
Đừng để tay trái biết việc làm của tay phải
(25/09/2024 16:51:36)
Chuyện ảnh
Người Hà Nội dọn nhà sau bão, lũ
(16/09/2024 10:29:01)
Những làng nghề làm cói ở Kim Sơn
(27/08/2024 16:54:36)
Lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh để bảo vệ biển đảo Trường Sa
(12/08/2024 11:29:35)
Các bài cũ hơn
Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
(19/11/2024 11:25:43)
Hội thảo “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
(13/11/2024 10:24:45)
Đi tìm tên cho một “liệt sĩ đặc biệt”
(10/11/2024 20:31:14)