18/05/2024 | 20:53 GMT+7 | Điện thoại: 034 39429756 | Email: hososukien@gmail.com

Quản trị rủi do bằng văn hóa an toàn tầm nhìn và mô hình hiệu quả ở Việt Nam

Thu Thanh
Quản trị rủi do bằng văn hóa an toàn tầm nhìn và mô hình hiệu quả  ở Việt Nam Toàn cảnh buổi tọa đàm_Ảnh: Thu Thanh
Hưởng ứng Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024, ngày 25-4-2024, Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động phối hợp cùng Hội Khoa học an toàn vệ sinh lao động Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Quản trị rủi do bằng văn hóa an toàn - tầm nhìn và mô hình hiệu quả ở Việt Nam ở Việt Nam lần thứ nhất năm 2024”.

Tọa đàm chia sẻ những góc nhìn toàn cảnh, phân tích chuyên sâu, bóc tách những cơ hội cũng như thách thức trong quản trị an toàn từ các chuyên gia, các tham luận trình bày tại tọa đàm tập trung phân tích vào các chủ đề: tầm nhìn về xây dựng văn hóa lao động ở Việt Nam đến năm 2045; kinh nghiệm một số mô hình chỉ số đánh giá về văn hóa an toàn; mô hình văn hóa an toàn trong một số doanh nghiệp…

“Văn hóa an toàn lao động” không phải là một khái niệm mới xuất hiện. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “văn hoá an toàn tại nơi làm việc là văn hoá trong đó quyền có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh của người lao động được tất cả các cấp tôn trọng. Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động đều tham gia tích cực vào việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vệ sinh thông qua hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định. Trong đó, nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu”.

Cụ thể hơn, văn hoá an toàn lao động trong doanh nghiệp bao gồm thái độ, suy nghĩ, cách thức hành vi của mỗi cá nhân, đơn vị và nhóm người hướng tới bảo đảm an toàn tại nơi làm việc. 

Văn hoá an toàn lao động là một bộ phận của văn hoá doanh nghiệp, là toàn bộ các giá trị và tiêu chuẩn hành vi của con người về an toàn trong lao động. Như vậy, việc bảo đảm an toàn trong lao động trở thành trách nhiệm và ý thức tự giác, thường nhật của mọi người, trở thành văn hoá ứng xử trong lao động ở doanh nghiệp.Kết luận của Hội nghị lao động quốc tế Geneve tháng 6-2003, cho rằng “văn hóa an toàn là một văn hoá trong đó người lao động có quyền được tạo điều kiện làm việc an toàn và hợp vệ sinh, được ba bên trong quan hệ lao động: nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động tôn trọng và tham gia tích cực vào việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động thông qua một hệ thống quản lý với các quyền, trách nhiệm và bổn phận được xác định là văn hoá trong đó nguyên tắc phòng ngừa được ưu tiên hàng đầu”.

Như vậy, văn hóa an toàn lao động là sự hoàn thiện trong quan hệ lao động, trong đó nhà nước: xây dựng được hệ thống pháp luật an toàn vệ sinh lao động hoàn chỉnh và kiểm tra giám sát việc thực hiện nó. 

Người sử dụng lao động: chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, xây dựng hệ thống quan an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, xây dựng quy trình làm việc an toàn, chăm lo cải thiện điều kiện cho người lao động, tạo điều kiện tốt nhất để người lao động thực thi quy trình, quy phạm an toàn vệ sinh lao động. 

Người lao động: tự giác thực hiện các quy trình, quy phạm văn hóa an toàn, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình. Văn hóa an toàn bảo đảm cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.Văn hóa an toàn là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: pháp luật và đạo đức. Yếu tố pháp luật đương nhiên có thể hiểu là có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh theo quy định của nhà nước, trong đó có những quy định cho quy trình, quy phạm về văn hóa an toàn. 

Yếu tố đạo đức ở đây được hiểu là cái tâm của người sử dụng lao động đối với người lao động, thể hiện ở việc thực thi nghiêm chỉnh những quy trình, quy phạm về văn hóa an toàn; chăm lo đời sống, tình cảm của người lao động đối với doanh nghiệp. 

Người sử dụng lao động nếu ý thức được về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân và văn hóa an toàn trong sự phát triển của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững.

Thực hiện văn hóa an toàn trong thời kỳ hội nhập là giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường lao động tốt, bảo đảm văn hóa an toàn, một môi trường văn hóa lành mạnh, vui tươi, phấn khởi cho người lao động an tâm sản xuất, cuộc sống vật chất ổn định, đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp là tạo ra sự tin tưởng của người sử dụng sản phẩm; sự tín nhiệm của những người hợp tác. 

Đặc biệt là tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, đối tác an tâm liên doanh liên kết với doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Văn hóa an toàn mang tầm quốc gia là văn hoá trong đó quyền của người lao động được có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, được tất cả các cấp tôn trọng, trong đó nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu. 

Xây dựng và duy trì một văn hóa an toàn mang tính phòng ngừa đòi hỏi cần phải tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về những khái niệm về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng.

Quá trình xây dựng văn hóa an toàn bao gồm việc cải tiến các hệ thống và các quá trình đang áp dụng và sử dụng công nghệ mới. Hệ thống quản lý văn hóa an toàn ở cấp doanh nghiệp (ISO 45001) là chìa khoá của sự phát triển không ngừng nhằm xây dựng và duy trì một văn hóa an toàn mang tính phòng ngừa cấp quốc gia.

Để xây dựng được văn hóa an toàn trước hết cần phải xây dựng và thực hiện một chính sách chặt chẽ về văn hóa an toàn nhằm nâng cao văn hóa phòng ngừa trong tất cả các công dân, bắt đầu bằng công tác giáo dục người sử dụng lao động có trách nhiệm cam kết cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh thông qua việc thiết lập các hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động dựa trên Hướng dẫn của ILO (ILO-OSH 2001, ISO 45001).

Bởi vì, văn hóa an toàn, bao gồm cả việc tuân thủ yêu cầu về văn hóa an toàn theo luật và các quy định của nhà nước là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải chỉ đạo và cam kết thực hiện các hoạt động về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp và thực hiện những sắp xếp tổ chức thích hợp nhằm thiết lập một hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động.

Người lao động có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động trong việc tạo ra và duy trì một văn hóa an toàn tại nơi làm việc và tham gia tích cực vào hệ thống quản lý văn hóa an toàn của doanh nghiệp. 

Được tư vấn, được thông báo và đào tạo về an toàn vệ sinh lao động theo quy định đồng thời phải có thời gian và nguồn lực để tham gia tích cực vào công tác an toàn vệ sinh lao động chung của doanh nghiệp.

Để đánh giá công tác an toàn vệ sinh lao động của một doanh nghiệp, người ta dựa vào 3 thành tố cơ bản: cấu trúc doanh nghiệp (loại hình sản xuất, quy mô sản xuất lớn hay nhỏ); quy trình sản xuất (công nghệ, nguyên vật liệu, lực lượng lao động); văn hóa doanh nghiệp (trong đó có văn hóa an toàn)./.

25 April 2024
Tản văn
Nguồn cội… (29/04/2024 10:22:58)
Vết sẹo (17/04/2024 17:02:17)
Dừng chân (06/04/2024 16:59:15)