Có đi thì mới biết
Nguyễn Tri ThứcHồi cuối năm 2021, lần đầu đến huyện Bình Lục, đến những vùng đất bãi bồi màu mỡ ven sông Châu Giang, mới biết vùng phù sa châu thổ ấy đã đổi thay khá nhiều, với sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Mới biết có những người trẻ mạnh mẽ, quyết tâm bỏ phố về quê lập nghiệp, thuê đất của bà con để làm hợp tác, trang trại nông nghiệp quy mô hàng hóa…
Chỉ riêng xã An Ninh thôi, theo Bí thư Đảng ủy Lê Trọng Luyện, gần 60ha đất vùng ven sông Châu Giang cơ bản đã chuyển đổi hết từ cây ngắn ngày không mấy giá trị kinh tế sang những loại cây ăn quả cho giá trị cao như cam đường canh, bưởi Diễn, chuối ngự, bí Nhật và chăn nuôi trâu, bò… Đời sống bà con đã được nâng lên đáng kể, thu nhập khoảng 69 triệu đồng/người/năm so với khoảng 50 - 55 triệu đồng cách đây 2 năm thôi. Nếu so với trước nữa, thời đồng trắng nước trong chiêm trũng, không đất đâu xấu bằng thì là một trời một vực…
Hay hôm mới rồi về huyện Kim Bảng cũng vậy. Thực ra trước khi có Chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới - tôi cũng chỉ nghe nhiều đến Chùa Bà Đanh bởi sự vắng vẻ đến cô quạnh, mà không biết rằng đó là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Hà Nam nói riêng, miền Bắc nói chung mang tên Bảo Sơn Nữ.
Thế mà hôm rồi về, ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Kim Bảng - tranh thủ dẫn đến một vài địa danh thôi, đã thấy sự hiểu biết của mình thật là hạn hẹp. Ông Tuấn là người địa phương, từng trải, nhiều năm công tác nên hiểu biết về mọi mặt lĩnh vực của địa phương thật đáng nể. Ông kể nhiều về những sự tích, những bí ẩn, những câu chuyện nhuốm màu huyền sử liên quan đến Đền thờ bà Lê Chân, cụm du lịch Đền Trúc - Ngũ động Thi Sơn, di tích lịch sử văn hóa Núi Cấm… Cả những sự đổi thay nhanh chóng về đời sống kinh tế của bà con, về diện mạo nông thôn mới, về tình hình an ninh trật tự…
Không chỉ ông Tuấn, những người tôi gặp từ nông dân điển hình, lãnh đạo xã Thanh Sơn, Thi Sơn hay những người trông nom, gìn giữ, phục vụ ở đền, chùa, di tích, thắng cảnh… cũng cho mình những kinh nghiệm, kiến thức đa dạng, phong phú, chuyên sâu mà nếu chỉ ở nhà, chỉ xem, nghe, đọc thoảng qua sẽ không bao giờ đọng lại. Đó lại thêm một lần càng thấm thía câu nói của nhà toán học, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà thần học nổi tiếng thế giới Isaac Newton, rằng: “Điều ta biết là giọt nước, điều ta chưa biết là đại dương”.
Tất nhiên, không chỉ những nhân vật tôi đã gặp ở Hà Nam, không chỉ những kiến thức riêng có từ địa phương này mà chuyến đi nào từ xưa đến nay cũng lắng đọng, đắp bồi, tích tụ trong mình sự hiểu biết nhất định, những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn khó quên, thậm chí không quên. Bất chợt, tôi nhớ câu nói của một tác giả khuyết danh, rằng: Không cần nhiều lý do để bắt đầu một chuyến đi mới. Mọi thứ có khi chỉ bắt đầu từ một bộ phim, một bài hát, một bức ảnh… Và trong dấu ba chấm ấy, sự bắt đầu là không giới hạn phạm vi, không đo đếm, định lượng rạch ròi, chi tiết. Rất có thể, chỉ là sự bất chợt mà thôi…
10 September 2023
Chân dung và đối thoại


Truyền nhiệt huyết tuổi trẻ vào những gương lò
(28/03/2025 08:26:39)

Thầy giáo sáng tạo, truyền cảm hứng trên biên giới Ia Grai
(17/03/2025 12:52:35)

Những đảng viên tiêu biểu lặng lẽ giữa sống đời, sống đạo - Kỳ 2: Niềm tin và sức trẻ
(17/03/2025 12:50:40)

Những đảng viên tiêu biểu lặng lẽ giữa sống đời, sống đạo
(28/02/2025 08:17:58)
Tản văn

Hạnh phúc giản đơn
(19/02/2025 13:59:36)
Những ngày hè cháy khát
(11/07/2024 20:35:42)
Nguồn cội…
(29/04/2024 10:22:58)
Chuyện xưa - ngẫm nay
Vươn lên nhờ đột phá về khoa học
(27/02/2025 14:50:59)
Chiến tranh tơ tằm và vũ khí của ông Trump
(19/02/2025 14:37:42)
Chuyện ảnh

Cổ tích miền lê trắng Hồng Thái
(18/03/2025 14:36:21)

Người Hà Nội dọn nhà sau bão, lũ
(16/09/2024 10:29:01)

Những làng nghề làm cói ở Kim Sơn
(27/08/2024 16:54:36)
Các bài cũ hơn



