Nội dung Tạp chí Cộng sản - chuyên đề đặc biệt: “Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới”

Nội dung cụ thể: Chuyên mục Những vấn đề lý luận và đường lối gồm các bài: Thể chế và điểm nghẽn thể chế (tác giả Hoàng Công), Trở ngại và thách thức trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (PGS, TS. Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản), Khơi thông các yếu tố nghẽn trong hoạt động xây dựng thể chế (GS, TS. Trần Ngọc Đường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ và pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Từ “vượt rào” đến “khơi thông điểm nghẽn” - Động lực then chốt để dân tộc thịnh vượng: Dấu ấn từ lịch sử đến bài học cho hiện tại (PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản), Khắc phục điểm nghẽn nhằm hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam (PGS, TS. Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản).
Chuyên mục Những vấn đề chính sách - thực tiễn gồm các bài Cần tháo gỡ những điểm nghẽn trong thu hút, trọng dụng nhân tài để phát triển đất nước nhanh và bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam (PGS, TS. Nguyễn Ngọc Ánh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khơi thông điểm nghẽn cho các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên mới (TS. Nguyễn Văn Tạo, Học viện Hành chính và Quản trị công), Tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới (PGS, TS. Phạm Văn Hồng, Hiệu trưởng Trường Đại học Đại Nam và TS. Khổng Quốc Minh, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ), Điểm nghẽn thể chế trong đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam (TS. Nguyễn Thị Phong Lan, Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Khơi thông thể chế để chuyển đổi số thực sự là nền tảng, động lực để Việt Nam cất cánh (TS. Trần Văn, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội), Một số điểm nghẽn và định hướng tháo gỡ trong thể chế thị trường bất động sản (PGS, TS. Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), Khơi thông thể chế để phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình, hướng tới hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (PGS, TS. Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Tháo gỡ vướng mắc, nút thắt để liên kết vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững (PGS, TS. Phạm Thị Túy, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Những nút thắt cần tháo gỡ để xây dựng, phát triển khu vực thương mại tự do ở thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh mới (PGS, TS. Bùi Quang Bình, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng), Giải pháp nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các trường đại học ở Việt Nam (PGS, TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Thành ủy viên, Giám đốc Đại học Đà Nẵng), Những rào cản cần tháo gỡ để kết nối chiến lược hiệu quả giữa vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung (TS. Nguyễn Duy Thụy, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên), Khơi thông “điểm nghẽn về thể chế liên kết vùng” góp phần phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ (PGS, TS. Đỗ Phú Trần Tình, Viện trưởng, Viện Phát triển chính sách Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế liên kết vùng để phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (TS. Trần Việt Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ).
Chuyên mục Nhìn ra thế giới gồm các bài viết: Một số kinh nghiệm quốc tế về khơi thông điểm nghẽn thể chế để phát triển (Đại sứ Trần Đức Mậu, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao), Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc - Một số giá trị gợi mở cho Việt Nam (Cù Thị Thúy Lan, Trưởng Ban sách quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật), ASEAN nỗ lực tháo gỡ vướng mắc để phát triển (Phan Lương), Cải cách ở Trung Á và mối liên hệ với tăng trưởng kinh tế (Gia Ngọc), Cải cách quản trị doanh nghiệp - chìa khóa cho sự bùng nổ của Đông Bắc Á (Tường Linh).
Chuyên mục Quan điểm - Bình luận có bài viết: Tư tưởng thông để “bình tông không nặng” của TS. Nguyễn Tri Thức, Ủy viên Ban Biên tập, Giám đốc Trung tâm Chuyên đề và Truyền thông - Phát hành./.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tạp chí Cộng sản








Các bài cũ hơn


