21/11/2024 | 16:58 GMT+7 | Điện thoại: 034 39429756 | Email: hososukien@gmail.com

Những cuộc cải cách Chaebol quyết định tương lai Hàn Quốc

Thanh Nam
Chaebol là tên gọi những những tài phiệt, tập đoàn gia đình khổng lồ chi phối nền kinh tế, chính trị cũng như xã hội ở đất nước Hàn Quốc. Ngay trước cuộc bầu cử tháng 3-2022, các cử tri Hàn Quốc đã đặt câu hỏi, liệu những cuộc cải cách kiểm soát quyền lực của các Chaebol đã đi tới đâu? Nhiều chuyên gia cho rằng, điều đáng buồn là chính quyền của tổng thống mãn nhiệm Moon-Jae In đã làm được quá ít, bất chấp những hứa hẹn thực thi các cuộc cải tổ nhắm vào giới Chaebol và loại trừ các chân rết thông đồng doanh nghiệp - chính trị.


Trụ sở chính của Tập đoàn Samsung - Chaebol lớn nhất tại Hàn Quốc - tại Thủ đô Seoul_Ảnh: EPA

Trong nhiều năm qua, lời kêu gọi cải tổ giới Chaebol chỉ nhận được những lời hứa “Đãi bôi” của chính giới Hàn Quốc mà chưa thu được hiệu quả thực sự. Để hiểu được nền kinh tế Hàn Quốc, cần nghiên cứu về các Chaebol, vốn là những tập đoàn kinh doanh khổng lồ do những gia tộc sáng lập kiểm soát. Tốc độ tăng trưởng kinh tế như vũ bão của Hàn Quốc từ thập niên 60 của thế kỷ XX - từng được gọi là “Kỳ tích sông Hàn” - bắt nguồn từ đề án phát triển của Chính phủ Hàn Quốc, với chiến lược lấy các Chaebol làm trung tâm.

Giao dịch “bình thông nhau”

Không thể phủ nhận sự đóng góp của các Chaebol vào chiến lược phát triển kinh tế chung của Chính phủ Hàn Quốc, những tập đoàn gia đình trị này cũng gây vô số vấn đề kinh tế và xã hội cho quốc gia này. Các Chaebol được xác định là nguyên nhân chính cho cuộc khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1997. Dư luận Hàn Quốc nói chung vẫn lên án cách hành xử lệch lạc và những hành vi thao túng kinh tế của những gia tộc này. Nhưng rút cuộc, các Chaebol vẫn tiếp tục thống trị nền kinh tế Hàn Quốc.

Theo bài phân tích trên trang eastasiaforum, thống kê từ giai đoạn 2009 - 2017, 80% số giao thương nội địa Hàn Quốc là thuộc về các công ty của Chaebol, chiếm 13% tổng doanh thu của các tập đoàn gia đình. Đã từ lâu ở Hàn Quốc rất phổ biến những giao dịch kiểu “bình thông nhau”, khi nguồn vốn từ một công ty con có dòng tiền mặt thấp chuyển sang một công ty con có dòng tiền mặt cao hơn để làm lợi cho các gia đình cổ đông. Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật Chống độc quyền và Thương mại công bằng năm 2014 với những chế tài mới nhắm vào các giao dịch với bên liên quan trong nội bộ Chaebol, nhưng các điều khoản pháp lý thiếu tương thích đồng nghĩa với việc những giao dịch dạng này chưa bị loại bỏ hoàn toàn.

Hàn Quốc đẩy mạnh chính sách kinh tế tập trung hóa cao độ và củng cố khu vực công nghiệp sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Trong ngành công nghiệp

ô-tô Hàn Quốc, giai đoạn 1998 - 2004, Tập đoàn Hyundai Motors mua lại Kia Motors vào thời điểm những hãng xe lớn của quốc gia này nối đuôi nhau phá sản trước khi bị bán cho các công ty nước ngoài. Cuộc hợp nhất và cải tổ này dẫn tới sự độc quyền trong ngành công nghiệp ô-tô và thị trường phụ kiện. Tới nay, Tập đoàn Hyundai Motors vẫn chiếm giữ 80% doanh thu ngành ô-tô nội địa Hàn Quốc.

Mất động lực sáng tạo

Một khi doanh nghiệp thiết lập độc quyền các chuỗi cung ứng với nhà cung cấp thiết bị và phụ kiện, họ sẽ bắt đầu ép giá và áp đặt về sở hữu trí tuệ trong lúc thương lượng với các nhà cung cấp. Khi Luật Dân sự Hàn Quốc không có điều khoản về bồi thường thiệt hại và quy định về thu thập chứng cứ, các nhà thầu phụ hiểu rằng họ có thể bị gạt khỏi chuỗi cung ứng riêng của doanh nghiệp độc quyền và không thể tm được người mua thay thế.

Phải đối mặt với việc bị ép lợi nhuận và áp đặt về sở hữu trí tuệ, các nhà cung ứng sẽ không cìn động lực sáng tạo. Họ sẽ không thể tạo ra sự khác biệt và có thể bị thay thế, thậm chí dễ bị tổn thương trước hành vi ép giá. Đây chính là tnh huống mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cùng bị mất đi cả sự khuyến khích và năng lực sáng tạo, bị buộc phải cạnh tranh dưới góc độ giá thay vì nâng cao chất lượng hoặc lợi thế công nghệ. Nhưng việc ép giá đã đạt tới giới hạn với những mẫu xe ô-ô rẻ tiền kể từ khi những nhà sản xuất xe, đặc biệt là từ Trung Quốc, trở nên cực kỳ mạnh mẽ trong phân khúc này của thị trường. Sự chậm trễ sáng tạo của các nhà sản xuất xe ô-tô và thiết bị Hàn Quốc đã đẩy ngành công nghiệp xe hơi của họ vào tình thế khó khăn vào thời điểm các dòng xe kết nối (connected cars) và xe ô-tô điện đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Trong một nền kinh tế chỉ tập trung vào số lượng nhỏ những tập đoàn lớn, tình trạng độc mãi và các chuỗi cung ứng độc quyền càng gia tăng khoảng cách lương bổng giữa người lao động làm việc trong các công ty nhỏ và vừa với những công nhân trong các Chaebol. Sự mâu thuẫn này được phản ánh qua mức giá và lợi nhuận mà các tập đoàn lớn “bắt chẹt” những nhà thầu nhỏ tại Hàn Quốc.

Tnh trạng thị trường không còn cạnh tranh là khá phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất của Hàn Quốc, nơi thường chiếm phần lớn giá trị của nền kinh tế nước này. Kim ngạch xuất khẩu hằng năm của Hàn Quốc đã giảm từ 12% trong giai đoạn 2001 - 2011, xuống mức 3% trong giai đoạn 2011 - 2017. Nhưng quy định kiểm soát quyền lực của Chaebol đầu tiên được ban hành trong Đạo luật Chống độc quyền và Thương mại công bằng năm 1986, nhưng phần lớn các điều khoản về giao dịch bên liên quan lại có các lỗ hổng ngay từ đầu. Nhưng trong chính cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khuyến nghị rằng cuộc cải cách Chaebol ở Hàn Quốc là vô tác dụng trong việc giải quyết tnh trạng các tập đoàn độc quyền tập trung trên bề rộng.

Sau các cuộc biểu tình “Anh nến” rầm rộ trong các năm 2016 - 1017 (phản đối cựu nữ Tổng thống Park Geun-hye, người bị phế truất vì nhiều tội danh), chính quyền của Tổng thống mãn nhiệm Moon Jae-in (nhiệm kỳ 2017-2022) bị cho là qúa chậm chạp trong việc thực thi các cuộc cải cách Chaebol kể từ khi nhậm chức. Thậm chí, nhiều nhà phân tích cho rằng chính quyền này còn theo đuổi các chính sách thân Chaebol ngay khi đảng Minjoo của ông Moon Jae-in thắng trong các cuộc bầu cử địa phương.

Hệ thống tư pháp Hàn Quốc vẫn có tiếng là “giơ cao đánh khẽ” với các gia tộc sáng lập Chaebol. Nguyên tắc “Ba - Năm” ở nước này ám chỉ mức án 3 năm tù giam nhưng hưởng án treo 5 năm, bất kể bản chất của tội danh là gì, và sau đó (bị cáo đứng đầu Chaebol) được miễn trừ thi hành án nếu như không vi phạm thêm luật pháp trong thời gian thụ án treo. Các tòa án Hàn Quốc vẫn biện hộ rằng những gia tộc sáng lập Chaebol có giá trị với nền kinh tế vì nó phục vụ cho lợi ích của công chúng, và không cáo buộc họ phải chịu trách nhiệm cho các tội danh.

Sau vụ bà Park Geun-hye bị phế truất năm 2016, công chúng rất kỳ vọng “Nguyên tắc Ba - Năm” sai trái kia sẽ bị thay đổi. Nhưng chỉ 18 tháng sau đó, Toà Phúc thẩm kết án ông Lee Jae-yong, khi đó là Phó Chủ tịch Samsung Electronics, 2,5 năm tù giam nhưng cho 4 năm thử thách vì tội danh tham ô và hối lộ cho bà Park Geun-hye và đồng sự thân cận của bà này. Sự tương tác giữa các thể chế chính trị và Chaebol có ý nghĩa quan trọng với đà tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc kể từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Nhưng Hàn Quốc đã tới ngã ba đường. Sự tập trung hóa nền kinh tế là nguồn gốc cho các vấn đề mang tính chất cơ cấu mà hiện nay cả nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc phải đối mặt./.

Chuyên mục: Bên lề sự kiện