Khi “xa lộ dưới đáy biển” luôn đối mặt với các rủi ro
Thanh Nam
100 tuyến cáp quang biển bị đứt mỗi năm
Ngày nay, những cơ sở hạ tầng này quan trọng không kém các đường ống dầu khí, nhưng tại sao chúng không được bảo vệ an ninh ở mức tương đương? Những tuyến cáp biển thường sử dụng công nghệ cáp quang để truyền dữ liệu với tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên, trong khi ở khu vực lân cận bờ, cáp thường được gia cố thì đường kính trung bình của cáp biển không lớn hơn vòi nước tưới sân vườn.
Trong nhiều năm, các cường quốc vẫn đối đầu nhau trong “cuộc chiến tranh phi quy ước”, bán công khai - nửa bí mật, để giành quyền kiểm soát các tuyến cáp này. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) ngày càng tập trung nhiều hơn vào các mối đe dọa an ninh mạng, việc đầu tư vào an ninh và khả năng phục hồi cho hạ tầng “vật lý”, vốn là cơ sở cho việc kết nối với thế giới, lại dường như chưa được coi là một ưu tiên. Trung bình mỗi năm, có hàng trăm vụ đứt cáp Internet biển bị gây ra bởi các tàu đánh cá vốn thường hay kéo mỏ neo. Việc dự liệu về các vụ tấn công có chủ đích (nhằm vào mạng cáp quang biển) là rất khó khăn, nhưng hoạt động của một số loại tàu đã bắt đầu thu hút sự quan tâm kể từ năm 2014, khi lộ trình của chúng thường xuyên bám theo các tuyến cáp viễn thông biển.
Những vụ tấn công đầu tiên trong giai đoạn hiện đại xảy ra năm 2017, đó là những tuyến cáp Anh - Mỹ và Pháp - Mỹ. Dù đa số công chúng vẫn không có thông tin, chúng cũng không đáng lo ngại và chứng tỏ về khả năng những sức mạnh từ bên ngoài có thể cắt đứt châu Âu với phần còn lại của thế giới. Hồi năm 2007, một số ngư dân Việt Nam đã cắt cáp quang biển để bán phế liệu, kết cục là Việt Nam bị mất gần 90% lưu lượng kết nối với phần còn lại của thế giới trong vòng 3 tuần.
Châu Âu đã nhận thấy nhu cầu khẩn cấp hơn bao giờ hết về việc tạo ra một chương trình chung nhằm tăng cường năng lực của EU trong việc phòng ngừa các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng này và khắc phục những tổn thất mà chúng có thể gây ra.
Thời gian qua, đã có những cáo buộc về việc tàu đánh cá hoặc tàu “nghiên cứu đại dương” Nga thường xuyên thu thập thông tin khi đi dọc miền duyên hải Pháp và Ireland theo hành lang các xa lộ thông tin dưới đáy biển. Đã có thông tin về việc tàu “nghiên cứu đại dương” Yantar (Nga) sở hữu tàu ngầm mini AS-37 hồi tháng 8-2001 đã lặn tới độ sâu 6.000m ngoài khơi bờ biển Ireland để theo dõi các tuyến cáp Norse và AEConect-1. Đây là những tuyến cáp nối châu Âu với Mỹ. Hồi năm 2014, Nga bị cáo buộc cắt cáp quang biển Internet của Ukraina và nước này đã chứng tỏ khả năng có thể tái lặp chiến dịch này đối với châu Âu.
Ba hiểm họa
Nhân tố rủi ro đầu tiên là thực tế lưu lượng dữ liệu trên các đường cáp ngày càng gia tăng đã thúc đẩy ý đồ của một nước thứ ba do thám, hoặc tìm cách làm gián đoạn. Nguy cơ thứ hai là xu thế dòng vốn khổng lồ đầu tư vào các hạ tầng này có thể dẫn tới việc hình thành một liên minh quốc tế bao gồm hàng chục chủ đầu tư. Những ông chủ này tách rời khỏi các thực thể đã xây dựng bộ phận cấu thành cáp và những vị trí mà đường cáp nằm dọc đáy đại dương. Việc phân chia sử dụng đường cáp giúp làm giảm đáng kể chi phí, nhưng cùng lúc cho phép các thực thể quốc gia tham gia vào liên minh này có thể sử dụng ảnh hưởng của họ nhằm làm gián đoạn các dòng lưu lượng, thậm chí cắt đứt đường cáp này trong một kịch bản xung đột. Mặt khác, liên quan tới vấn đề này, 4 “ông lớn” công nghệ GAFAM (Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft) đã có đủ tiềm lực tài chính và công nghệ để xây dựng hệ thống cáp của riêng họ. Dù vậy, tuyến cáp Dunant - kết nối Pháp và Mỹ - hiện hoàn toàn thuộc sở hữu của Google.
Những công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc cũng đã bắt tay vào chiến lược chinh phục đại dương. Đó là trường hợp của tuyến cáp Peace, kết nối Trung Quốc tới Marseilles, hiện thuộc sở hữu của Hengtong, vốn được Chính phủ Trung Quốc coi là mô hình hợp tác “quân - dân sự”.
Một mối đe dọa khác, đòi hỏi phải có những tàu ngầm được trang bị đặc biệt, hoặc các tàu ngầm vận hành từ những tàu nghiên cứu lớn, có khả năng ngăn chặn hoặc thậm chí sửa đổi các dữ liệu chạy qua những tuyến cáp quang biển mà không cần phá hoại chúng. Cho tới nay, chỉ có Trung Quốc, Nga và Mỹ là đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ này./.
Các bài cũ hơn



