Kinh nghiệm phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập - một số ý nghĩa rút ra
PGS, TS. Ngô Tuấn NghĩaViện trưởng Viện Kinh tế chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trên cơ sở tiềm năng và truyền thống sáng tạo của vùng mỏ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều kinh nghiệm phát triển mang tính đột phá. Những kinh nghiệm này cho phép rút ra nhiều ý nghĩa để tạo động lực thúc đẩy Quảng Ninh có nhiều thành tựu hơn nữa. Bài viết này góp phần làm rõ hơn các kinh nghiệm phát triển của tỉnh Quảng Ninh tiếp cận theo chuẩn mực nền quản trị tốt.
Những kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập - tiếp cận từ nền tảng quản trị tốt
Với những thành tựu nổi bật về mọi mặt trong sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây, có thể có nhiều cách quan sát và rút ra những bài học kinh nghiệm hay. Tiếp cận trên cơ sở nền tảng quản trị tốt sẽ cung cấp thêm một cách quan sát sâu hơn về các kinh nghiệm phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
Quản trị tốt là bộ tiêu chí tổng hợp được xây dựng để đánh giá về hiệu quả quản trị công ở phạm vi quốc tế, quốc gia hay địa phương, doanh nghiệp. Tuy vậy, xét về cấu trúc hệ công cụ quản trị tốt phản ánh toàn diện, tổng hợp, sâu sắc sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, công lý, sinh thái và bao trùm. Các nguyên tắc cơ bản của quản trị địa phương tốt bao gồm: sự tham gia; pháp quyền; minh bạch; kịp thời; đồng thuận; hiệu lực, hiệu quả; bao trùm; trách nhiệm giải trình.
Xét về tổng thể các nguyên tắc như vậy, nền quản trị phát triển tốt không chỉ cho thấy việc giải quyết mối quan hệ từ trong hệ thống cấu trúc quản trị ra ngoài xã hội mà còn cho thấy mối quan hệ từ phía ngoài cộng đồng xã hội, dân cư và doanh nghiệp vào với hệ thống hạt nhân cấu trúc quản trị địa phương là hệ thống chính trị. Nền quản trị tốt do đó, lấy nhân tố con người làm trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Nhờ đó, thành tựu của nền quản trị phát triển địa phương tốt không chỉ là hiệu quả quản lý công mà còn đánh dấu sự dịch chuyển của văn minh xã hội của cộng đồng địa phương trong bối cảnh hội nhập. Với hàm ý toàn diện như vậy, quan sát vào kinh nghiệm phát triển của Quảng Ninh những năm gần đây, có thể thấy nổi bật những khía cạnh giải quyết các mối quan hệ trong nền tảng quản trị phát triển tốt cụ thể sau:
Thứ nhất, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đã và đang cho thấy Quảng Ninh đã giải quyết tốt mối quan hệ về sự tham gia của các bên trong quá trình phát triển nhất là sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào công việc quản trị phát triển.
Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch chuyển diện mạo văn minh hình thái và không gian đô thị mở, hội nhập của Quảng Ninh trong những năm gần đây có được là rất nổi bật. Để có được thành tựu vượt trội như vậy, có nhiều nguyên nhân trong đó hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải quyết hiệu quả mối quan hệ về sự tham gia, đưa người dân và cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội vào chương trình nghị sự phát triển của địa phương. Trong đó, nổi bật hơn cả là sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào tiến trình phát triển. Với nguồn lực của khu vực doanh nghiệp đã tạo ra động lực bứt tốc cho tăng trường cũng như cải thiện kết cấu hạ tầng. Quan trọng hơn, việc đưa nhanh hệ thống hạ tầng vào phục vụ phát triển kinh tế đã hạn chế được sự lãng phí về nguồn lực, từ đó tạo ra nguồn lực mới mang tính tuần hoàn. Việc đẩy nhanh các vòng chu chuyển của vốn, nhất là vốn từ khu vực doanh nghiệp, kết hợp trên nền tảng nguồn lực dẫn dắt của ngân sách đã tạo ra hệ số sinh giá trị gia tăng mới. Cách thức vận hành và giải quyết mối quan hệ tham gia nguồn lực như vậy là phương thức mang tính kinh nghiệm độc đáo của Quảng Ninh trong phát triển hạ tầng và lấy hạ tầng làm khâu đột phá cho sự phát triển nền tảng sản xuất và dịch vụ. Logic phát triển như vậy của Quảng Ninh đã bám đúng và phản ánh chính xác tính quy luật của tiến trình hiện đại hóa rằng quy hoạch và hạ tầng phải đi trước một bước.
Sự tham gia của các bên không chỉ có công đồng doanh nghiệp, cách chương trình nghị sự phát triển của Quảng Ninh đã sớm đưa người dân vào trung tâm của quá trình phát triển, các kế hoạch, triển khai mặt bằng cho phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, cho dự chuyển dịch cơ cấu và phương hướng chuyển dịch diện mạo phát triển đô thị của Quảng Ninh đã luôn được người dân tham gia và sẵn sàng hưởng ứng. Động lực của sự hưởng ứng một cách tích cực này của người dân với các cấp ủy đảng và chính quyền chính là sự quan tâm chăm lo và giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích giữa các cộng đồng người có quyền lợi và trách nhiệm liên quan. Từ đó, việc người dân sẵn sàng thực hiện và hưởng ứng tiến trình phát triển bằng các hành động tham gia chủ động, tự giác đã tạo ra dư địa không chỉ về thời gian, mà chính là tốc độ và đây cũng chính là nguồn lực do tiết kiệm được thời gian tổ chức thực hiện. Các cộng đồng dân cư dù trên đất liền hay các vạn chài sinh sống trên không gian biển vốn phức tạp và nhiều khó khăn, song Quảng Ninh trong thời gian ngắn đã giải quyết tốt việc sắp xếp, tạo nơi sống và sinh kế cho nhiều nghìn hộ dân khi thực hiện các chủ trương phát triển mới, mang tính đột phá. Điều này cho thấy, việc tham gia của các bên trong quá trình nghị sự phát triển là một giá trị có tầm quan trọng hơn cả nguồn lực. Về điểm này, Quảng Ninh đã giải quyết tốt mối quan hệ không đơn giản này. Quan trọng hơn, ở Quảng Ninh, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và người dân vào nghị sự phát triển là thực chất và có hiệu quả cụ thể. Sự bùng nổ của các cấu trúc đô thị hiện đại, các hệ thống hạ tầng thuận tiện và không gian bề thế gắn với khai thác lợi thế biển và nguồn lực đất đai cho thấy rõ hiệu quả của sự tham gia bởi người dân và cộng đồng doanh nghiệp cũng như các bên liên quan vào sự tiến trình quản trị phát triển của Quảng Ninh. Kinh nghiệm này là hết sức quý giá có thể phát huy ở nhiều địa phương trong phạm vi cả nước.
Thứ hai, thực hiện hiệu quả chuẩn mực minh bạch và pháp quyền trong tổ chức không gian phát triển.
Với sự quyết tâm chính trị đặc biệt cao, Quảng Ninh trong những năm gần đây luôn là một và trong những địa phương đi đầu về thực hiện chuẩn mực minh bạch và nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thực hiện phát triển. Công cuộc cải cách hành chính công, thực hiện đi đầu trong các đề án cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tạo lập môi trường thuận lợi nhất, chi phí thấp nhất trong cung ứng dịch vụ công và dịch vụ xã hội cho người dân là điểm trọng tâm có tác động lan tỏa đặc biệt tích cực đối với không khí và tâm lý của cộng đồng kinh doanh cũng như người dân. Các đề án đi đầu cả nước về thí điểm cải cách tin giảm bộ máy, thông tin số hóa các dữ liệu cho phát triển được triển khai với sự quyết tâm trực tiếp, đi đầu của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh đã là tiền đề cho việc tạo ra sinh thái minh bạch trong phát triển. Cùng với đó, việc chuẩn hóa và công khai hóa các thủ tục, chuẩn mực lấy mục tiêu vì người dân và do người dân đã tạo ra đường nét của sự hiện thực hóa chuẩn mực pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thực hiện nền quản trị phát triển tốt. Không dừng ở sự ban hành, các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng của Quảng Ninh còn thực hiện hoạt động thường xuyên lắng nghe, đối thoại với người dân và cộng đồng doanh nghiệp, từ đó khám phá được chính xác tâm tư, nguyện vọng của người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp và ra được các quyết sách phù hợp. Đây chính là biểu hiện của việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu về minh bạch trong sự liên hệ với nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc lắng nghe dân, gần dân, tạp lập nền tảng quy chế, quy định hướng tới người dân và do người dân đề xuất, vì người dân mà tổ chức thực hiện chính là cách thức tốt nhất cho việc cụ thể hóa nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thực thi quản trị phát triển. Chuẩn mực về minh bạch đòi hỏi sự sẵn sàng hy sinh những lợi ích cục bộ, hẹp hòi, tạo ra động lực lợi ích lớn dải hạn. Xét ở khía cạnh này, Quảng Ninh đã giải quyết tốt thứ tự ưu tiên về việc chú trọng lợi ích chung, lợi ích của người dân, lợi ích của sự phát triển là trước hết, trên hết, sẵn sàng chấp nhận hy sinh các lợi ích hạn hẹp, cục bộ để tạo điều kiện thuận lợi hóa cho người dân và doanh nghiệp, đây là tiềm năng động lực lợi ích to lớn trong tương lai phát triển. Cũng từ động lực lợi ích được bảo đảm, người dân và cộng đồng doanh nghiệp luôn quan tâm, ủng hộ sự phát triển và sẵn sàng đưa nguồn lực của mình vào dòng nguồn lực chung để tham gia phát triển kể cả kết cấu hạ tầng kinh tế cũng như kết cấu hạ tầng xã hội. Không dừng lại ở đó, các quyết tâm chính trị về việc thực hiện các đề án đi đầu về đổi mới tinh giảm, gọn nhẹ bộ máy, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ công đã góp phần từng bước cụ thể hóa cấu trúc nguyên tắc pháp quyền trong phát triển. Việc áp dụng luật pháp đã được thực hiện nghiêm minh. Không dừng lại ở đó, những khung khổ thể chế vượt trội đã mạnh dạn được cấp ủy Đảng, chính quyền Quảng Ninh mạnh dạn đề xuất khi chưa có hành lang thể chế đầy đủ và hoàn thiện phản ánh tư duy dám nghĩ, dám làm vì sự nghiệp phát triển chung. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa chuẩn mực minh bạch và pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được Quảng Ninh thể hiện rõ nét. Chính nhờ kinh nghiệm này, sức giải phóng nguồn lực và niềm tin của cộng đồng người dân, doanh nghiệp vì thế luôn được cải thiện tốt hơn.
Thứ ba, thực hiện tốt mục tiêu bao trùm, bền vững, không ai bị bỏ lại phía sau, sự phát triển kinh tế, xã hội.
Quảng Ninh những năm qua và hiện nay đang cho thấy, việc hiện thực hóa nguyên tắc thực hiện kết hợp tăng trưởng đi li?n v?i ti?n b? v? c?ng b?ng x? h?i ngay t? ??u, trong su?t qu? tr?nh ph?t tri?n t? ?? t?o hi?u ?ng ph?t tri?n bao tr?m, kh?ng ai b? b? l?i ph?a sau, b?n v?ng c? v? kinh t?, ch?nh tr?, x? h?i, an ninh v? tr?t t? v?n minh sinh th?i s?ng t?o ??n kh?ng ch? c?c ?? th? l?i c?a t?nh m? c?n bao lan t?a t?i c?c ??a b?n mi?n n?i v? h?i ??o. Di?n m?o v?n minh v?t ch?t, nh?t l? h? th?ng h? t?ng giao th?ng ???c th?c ?ền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu, trong suốt quá trình phát triển từ đó tạo hiệu ứng phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau, bền vững cả về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh và trật tự văn minh sinh thái sáng tạo đến không chỉ các đô thị lõi của tỉnh mà còn bao lan tỏa tới các địa bàn miền núi và hải đảo. Diện mạo văn minh vật chất, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông được thúc đẩy phát triển mang tính đột phá khẩu trong hạ tầng cứng đã tạo ra cơ hội thụ hưởng thành quả phát triển cho đại chúng các cộng đồng dân cư. Rút ngắn khoảng cách và thuận lợi hóa cho dòng hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực và con người chính là nguồn lực để bù đắp lại cho những địa bàn còn kém về năng suất lao động và trình độ phát triển sinh kế. Công tác chăm lo an sinh và phúc lợi công, phúc lợi cá nhân của người dân thông qua nhiều khía cạnh thể hiện chỉ số tiến bộ xã hội như về thu nhâp, sinh kế, nước sạch, hưởng thụ văn hóa, chăm sóc y tế, giáo dục, thuận lợi hóa đi lại và thuận lợi hóa cách thức đáp ứng nhu cầu dịch vụ thiết yếu của người dân của các cộng đồng cũng như địa bản dân cư, không phân biệt đô thị, miền núi, hải đảo đã cho phép thấy được việc giải quyết rất tốt chuẩn mực thu hút và bao trùm trong thực hiện quản trị tốt địa phương ở Quảng Ninh. Xét về dài hạn, kinh nghiệm này chính là một nguồn lực tiềm tàng mà Quảng Ninh có thể phát huy hiệu quả tăng chỉ số hạnh phúc của con người và phúc lợi xã hội tối đa trên phạm vi tổng thể với chi phí và tổn thất xã hội là thấp nhất. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, việc phải chi phí ít hơn cho các phí tổn xã hội chính là nguồn lực cho đầu tư phát triển và cải thiện trình độ văn minh xã hội.
Thứ tư, giải quyết tốt mối quan hệ về sự kịp thời, hiệu lực, hiệu quả và đồng thuận trong tiến trình phát triển và hội nhập.
Không khí và tâm lý chính trị trong cộng đồng dân sẽ là chỉ số đo lường tính kịp thời, hiệu quả và đồng thuận trong tổ chức thực hiện phát triển ở địa phương. Về mặt này, trong phát triển của Quảng Ninh đã cho thấy nhiều khía cạnh rất đáng chú ý. Trước hết là về tư duy chỉ đạo phát triển, cấp ủy và chính quyền của tỉnh Quảng Ninh đã đúng và trúng khi xác định rõ quan điểm học tập tư tưởng Hồ Chí Minh với sự kiên định mục tiêu “việc gì có lợi cho dân, cho nước thì hết sức làm”. Tư duy đúng này đã đưa đến nhiều ý tưởng sáng tạo, các cấp ủy và chính quyền đã không ngừng thôi thúc tìm kiếm các giải pháp mới, hướng đến sự tốt hơn, hoàn chỉnh hơn, thuận lợi hơn và nhiều lợi ích hơn cho người dân và sự nghiệp phát triển chung. Kinh nghiệm này cho thấy, chỉ có tư duy đúng mới có giải pháp chính xác. Bên cạnh đó, với việc tạo dựng niềm tin cho người dân một cách thực chất, thực lòng đã làm cho nhân dân tin tưởng vào cấp ủy và chính quyền địa phương, tin tưởng vào các biện pháp đổi mới và tổ chức thực hiện. Sự đồng thuận đạt được một cách tự giác, trở thành sắc thái văn hóa trong suy nghĩ của cả người dân và chính quyền các cấp. Mối quan hệ này thể hiện sinh động bức tranh các quan điểm lạc quan, phấn khởi của người dân Quảng Ninh trong các địa bàn dân cư khác nhau. Không khí và niềm tin từ người dân đối với sự nghiệp phát triển cho thấy kinh nghiệm quý báu trong bải học về sự phát huy sức dân và khối đại đoàn kết trong phát triển.
Thứ năm, khai thác và định vị tốt lợi thế và quảng bá thương hiệu địa phương với thế giới.
Cùng với việc giải quyết tốt các chuẩn mực của nền quản trị địa phương tốt, Quảng Ninh đã khéo khai thác tiềm năng cứng cũng như tiềm năng mềm của mình thông qua việc định vị quan hệ phát triển với các quốc gia trong khu vực và trên bản đồ du lịch thế giới. Công cuộc quảng bá, xúc tiến du lịch, đầu tư được thực hiện thường xuyên đã tạo điều kiện để thế giới biết đến Quảng Ninh, thấu hiểu và đồng thuận với Quảng Ninh về mục tiêu phát triển. Nhờ đó, việc khai thác các tiềm năng của Quảng Ninh đã không chỉ là giải pháp mang tính địa phương mà có thể được xem như kinh nghiệm mang tính khu vực và quốc tế về phát triển dựa trên tư duy sáng tạo.
Ý nghĩa rút ra từ kinh nghiệm phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập
Từ các kinh nghiệm tốt về giải quyết các mối quan hệ nêu trên, có thể rút ra một số ý nghĩa đối với sự phát triển không riêng của Quảng Ninh mà còn có thể tham khảo đối với các địa phương trên phạm vi cả nước. Cụ thể:
Một là, ý nghĩa đối với việc duy trì động lực dài hạn cho phát triển, tái cơ cấu phối hợp các nguồn lực cho quá trình phát triển. Phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi các địa phương phải duy trì được động lực dài hạn. Muốn vậy, việc linh hoạt chuyển đổi mô hình tăng trưởng đi đôi với thường xuyên cơ cấu lại nguồn lực cho quá trình phát triển là nhiệm vụ mang tính thường xuyên. Về khía cạnh này, Quảng Ninh đã rất thành công trong việc thực hiện chuyển đổi các trình độ mô hình thúc đẩy gia tăng quy mô tăng trưởng từ nâu sang xu hướng xanh hóa và có cơ sở để đi vào thông minh hóa. Không dừng lại ở đó, sự chủ động, linh hoạt trong việc cơ cấu lại các nguồn lực, kể cả nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính, đất đai, mặt nước, tài nguyên du lịch cả hữu hình và tài nguyên tâm linh đều được xem xét và thực hiện cơ cấu lại một cách phù hợp. Ứng với từng pha phát triển trong từng giai đoạn là quá trình đổi mới việc sử dụng và dẫn dắt các nguồn lực thích hợp. Từ đó, Quảng Ninh đã tạo được động lực bền vững cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút nguồn lực cho phát triển. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, việc huy động được nguồn lực đã khó, song việc phối hợp sử dụng và dẫn dắt được các nguồn lực đi trúng vào những trọng tâm ưu tiên phát triển để từ đó nhanh chóng phát huy giá trị sử dụng của các công trình, nhất là các công trình trọng điểm còn đòi hỏi sự nỗ lực khắc phục những rào càn khó hơn. Quảng Ninh đã giải quyết rất tốt bài toán khó này. Các công trình đột phá về giao thông trong quy hoạch đi trước một bước đã nhanh chóng trở thành nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế, giá trị gia tăng được sản sinh ra trong môi trường đầu tư hấp dẫn với chi phí và phí tổn phúc lợi xã hội thấp là hết sức có ý nghĩa.
Hai là, ý nghĩa đối với việc lấy con người làm trung tâm trong quá trình phát triển, đột phá từ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực dài hạn cho tiến trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Việc giải bài toán phát triển ứng với tiềm năng vốn có có thể được thực hiện theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Với Quảng Ninh, trong thời gian vừa qua cho thấy, kiên định mục tiêu phát triển vì con người, lấy con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thực hiện đúng tinh thần việc gì có lợi cho dân, cho nước thì kiên quyết làm, không ngại khó khăn, gian khổ. Cách thức phát triển như vậy chính là biểu hiện sinh động của cách thức phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Là cách thức phát triển tốt dựa trên nền tảng đồng thuận giữa người dân và hệ thống quản trị tốt. Việc tạo động lực dài hạn xét về nguồn lực con người thông qua chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài chính là giải pháp sâu sắc cho việc tạo động lực dài hạn trong phát triển địa phương. Suy cho cùng, con người là lực lượng sản xuất số một và cũng chính là nhân tố quyết định hàng đầu đến động lực phát triển dài hạn. Quảng Ninh đã đúng và trúng khi chú trọng vào xây dựng đội ngũ cán bộ cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ba là, ý nghĩa về sự phối hợp và phát triển trong tinh thần liên kết vùng trong nước, quốc tế, chia sẻ và kết nối nguồn lực trong hệ thống liên kết phát triển. Sự phát triển của Quảng Ninh hiện nay cho thấy, tính chất kết nối không gian phát triển và liên kết phát triển đã thể hiện đặc biệt rõ. Sự kết nối phát triển của Quảng Ninh không chỉ dừng lại ở kết nối trên mặt đất mà còn bao trùm cả trên không và trên biển. Đây là ý nghĩa đặc biệt sâu sắc đối với các địa phương khác khi muốn tạo ra sự phát triển bứt phá của mình trong điều kiện hội nhập. Quảng Ninh đã xác định được trọng tâm chuẩn xác khi thực hiện kết nối quốc tế. Bối cảnh hội nhập bản thân nó đòi hỏi sự kết nối không gian kinh tế và không gian văn hóa. Ở ý nghĩa này của tỉnh Quảng Ninh chính là động lực để các địa phương có thêm động lực thúc đẩy phát triển.
Gợi suy một số kiến nghị góp phần tạo động lực mới để Quảng Ninh
tiếp tục phát triển nhanh, bền vững đến năm 2050
Bên cạnh nhiều kinh nghiệm hay, ý nghĩa sâu sắc nêu trên, xét về yêu cầu phát triển mới, Quảng Ninh vẫn cần chú ý thêm một số khía cạnh sau đây:
Sự phát triển không chỉ đo lường ở tiêu chí kinh tế vật chất, về lâu dài, cuộc sống của người dân ở nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn phải tính tới chỉ số hạnh phúc của người dân. Phúc lợi con người và phúc lợi xã hội cẩn phải được gắn kết chặt chẽ. Mặc dù cơ hội thụ hưởng thành tựu phát triển ở Quảng Ninh trông thời gian vừa qua giữa các nhóm dân cư đã được cải thiện. Tuy nhiên, xét về chiều sâu, vẫn còn sự chênh lệch về cơ hội thụ hưởng phúc lợi và thành quả phát triển của nhân dân trong địa bàn tỉnh. Các chỉ số tiến bộ xã hội cần được quan tâm chú trọng hiện thực hóa vào trong tiêu chí đánh giá thành tựu phát triển sâu sắc hơn nữa. Được như vậy Quảng Ninh sẽ sớm trở thành tỉnh điển hình và đi đầu của các địa phương về hiện thực hóa sự gắn bó ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển bảo đảm tăng trưởng đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Nhân tài tụ lại ở Quảng Ninh hiện nay về cơ bản vẫn là để tìm kiếm môi trường mưu sinh và sinh kế thuận lợi. Quảng Ninh chưa đạt đến tầm mức của địa bàn mà nhân tài trụ lại để cống hiến và sáng tạo. Việc thiếu đi các khu sinh thái sáng tạo, các thung lũng phát triển công nghệ và đổi mới ở Quảng Ninh đang cho thấy tiềm năng sáng tạo của Quảng Ninh chưa đủ sức dẫn dắt và hấp thu nhân tài như một trung tâm của đổi mới, sáng tạo. Điều này nên được dành trong tư duy quan tâm của các cấp ủy và chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển thông minh hóa, xanh hóa như một tiêu chuẩn kép cho tiến trình hiện đại hóa tới 2050 đang trở thành tất yếu đối với thế giới. Xu hướng này đòi hỏi nguồn lực lớn và sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất, chuỗi giá trị mới thích ứng với không chỉ về sinh thái tự nhiên mà cả sinh thái xã hội. Trong khi đó, Quảng Ninh hiện vẫn đang rất nỗ lực khai thác và tận dụng nguồn lực hóa thạch coi như là một tiềm năng cần phát huy. Điều này là không phải thiếu hợp lý, song nếu xét về dài hạn, tới những năm 2030, 2050, cách thức khai thác và tận dụng nguồn lực hóa thạch sẽ gây thêm phí tổn cho việc xanh hóa và thông minh hóa nền sản xuất của địa phương cũng như cả nước.
Thêm nữa, sự phát triển và gắn kết các động lực trong mối liên hệ với bảo đảm an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia bền vững cần phải có sự cân nhắc sâu sắc và cẩn trọng. Dù với bất kỳ hoàn cảnh nào, lợi ích quốc gia, dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền về không gian đa chiều, kể cả chiều sâu lịch sử văn hóa luôn là điều đặc biệt hệ trọng. Quảng Ninh đã chú trọng vấn đề này, tuy nhiên, trong tương lai vẫn cần phải chú ý sâu sắc hơn nữa, cẩn trọng hơn nữa.
Như vậy, khái quát lại, với cách tiếp cận nền tảng quản trị địa phương tốt, sự phát triển kinh tế, xã hội của Quảng Ninh đã cho thấy nhiều kinh nghiệm sáng tạo rất quý, ý nghĩa rất sâu sắc. Tuy vậy, trong tương lai dài hạn, sự phát triển một cách tỉnh thức vẫn nên được chú trọng trong tư duy phát triển của Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế./.